Niềng răng là phương pháp được nhiều người lựa chọn kể cả trong độ tuổi thanh thiếu niên hay đã trưởng thành. Chúng khắc phục hiệu quả tình trạng răng bị hô, vẩu, móm, lệch lạc, chen chúc,… cho bạn khớp cắn chuẩn cùng hàm răng đẹp nhất. Đặc biệt nhiều người chỉnh nha còn không bị lộ các khí cụ. Bí quyết chính là mắc cài sứ truyền thống. Tìm hiểu ngay thông tin cụ thể về phương pháp tuyệt vời này nhé!
Mục lục
- Niềng răng mắc cài sứ truyền thống là gì?
- Ưu điểm và hạn chế của mắc cài sứ truyền thống
- Quy trình niềng răng mắc cài sứ truyền thống
- Niềng răng mắc cài sứ truyền thống có đau không?
- Niềng răng mắc cài sứ truyền thống mất bao lâu?
- Chi phí niềng răng mắc cài sứ truyền thống
- Hướng dẫn cách chăm sóc niềng răng mắc cài sứ truyền thống
Niềng răng mắc cài sứ truyền thống là gì?
Niềng răng mắc cài sứ truyền thống là phương pháp sử dụng mắc cài làm từ chất liệu sứ cao cấp cùng với dây cung, dây thun tạo lực kéo giúp nắn chỉnh răng về đúng vị trí trên cung hàm, mang đến khớp cắn chuẩn và nụ cười tươi tắn, rạng ngời nhất. Cùng vì mắc cài sứ có màu sắc giống với màu răng nên tính thẩm mỹ của chúng cao hơn so với mắc cài kim loại.
Theo ghi chép lại, niềng răng sứ lần đầu tiên được giới thiệu vào năm 1987. Mắc cài làm từ oxit nhôm dạng corundum tự nhiên, độ cứng khoáng chất đạt 9/10 trên thang Mohs và chỉ đứng sau kim cương. Qua thời gian, chất liệu của mắc cài sứ truyền thống dần được thay đổi để phù hợp hơn về cả thẩm mỹ lẫn hiệu quả chỉnh nha. Nhiều người vẫn lầm tưởng do làm bằng sứ nên sẽ dễ bị gãy vỡ khi va đập nhưng sự thật đã chứng minh điều ngược lại.
Những trường hợp phù hợp với niềng răng mắc cài sứ truyền thống bao gồm:
- Răng bị hô, móm, răng sai lệch khớp cắn như khớp cắn chéo, khớp cắn đối đầu, khớp cắn sâu, khớp cắn hở,…
- Răng thưa hoặc răng khấp khểnh, mọc chen chúc với nhau.
- Người cần giao tiếp nhiều với khách hàng nhưng không muốn lộ khí cụ khi chỉnh nha.
Ưu điểm và hạn chế của mắc cài sứ truyền thống
Ưu điểm của mắc cài sứ truyền thống
Trong các phương pháp chỉnh nha hiện nay thì mắc cài sứ truyền thống vẫn nhận được tình cảm yêu mến và lựa chọn của nhiều khách hàng. Lý do là bởi các ưu điểm vượt trội sau.
– Tính thẩm mỹ cao: Vì mắc cài sứ truyền thống có màu mắc cài tương đồng với màu răng. Khi đeo nếu không ai để ý kĩ thì hoàn toàn khó phát hiện là bạn đang chỉnh nha. Hãy tự tin, thoải mái giao tiếp với mọi người xung quanh nhé.
– Hiệu quả chỉnh nha tốt: Nhờ hệ thống khí cụ chắc chắn, được bác sĩ căn chỉnh tỉ mỉ theo từng giai đoạn nên mắc cài sứ truyền thống khắc phục tốt tình trạng răng bị hô, vẩu, móm, lệch lạc,… từ nhẹ đến phức tạp. Có người lo lắng mắc cài sứ không cho hiệu quả cao như mắc cài kim loại. Điều này hoàn toàn sai lầm vì mắc cài sứ truyền thống có thiết kế và nguyên lý hoạt động tương tự nên hiệu quả tương đương nhau.
– Chất liệu an toàn với sức khoẻ: Do được làm từ sứ nguyên chất cao cấp nên mắc cài sứ truyền thống lành tính, không sợ kích ứng đến môi, má hay ảnh hưởng tới khoang miệng. Bên cạnh đó, thiết kế của mắc cài sứ được thiết kế nổi bật với bề mặt trơn láng, đảm bảo an toàn trong khi chỉnh nha.
Hạn chế của mắc cài sứ truyền thống
Tuy sở hữu nhiều ưu điểm nhưng mắc cài sứ truyền thống vẫn còn tồn tại một số nhược điểm như sau.
– Chi phí cao hơn so với mắc cài kim loại: Điều này xuất phát từ chất liệu của mắc cài có tính thẩm mỹ tốt giúp khách hàng cảm thấy tự tin.
Quy trình niềng răng mắc cài sứ truyền thống
Nhiều người thắc mắc không biết quá trình niềng răng mắc cài sứ truyền thống thì cần trải qua những bước nào. Dưới đây là 7 công đoạn mà bạn cần biết nhé.
– Bước 1: Khám tổng quát và tư vấn
Bác sĩ tiến hành khám tổng quan, chụp phim X – quang để kiểm tra tình trạng sức khoẻ răng miệng cho khách hàng.
– Bước 2: Lập phác đồ điều trị
Bác sĩ lên phác đồ điều trị chi tiết với các dự đoán về tăng, chỉnh lực cũng như tốc độ dịch chuyển của răng theo từng khoảng thời gian cụ thể.
– Bước 3: Ký hợp đồng sử dụng dịch vụ
Bác sĩ và khách hàng cùng ký vào hợp đồng nhằm bảo vệ quyền lợi cho khách hàng trong trường hợp rủi ro xảy ra nếu có.
– Bước 4: Vệ sinh răng miệng, lấy dấu hàm
Y tá tại phòng khám tiến hành vệ sinh răng miệng sạch sẽ, lấy dấu hàm để lưu trữ.
– Bước 5: Gắn mắc cài lên răng
Mắc cài được gắn lên răng, gắn dây cung và tạo lực siết để bắt đầu niềng.
– Bước 6: Tái khám định kỳ
Trung bình từ 3 – 4 tuần/lần, khách hàng đến tái khám để bác sĩ chỉnh lực kéo của mắc cài phù hợp, giúp răng dịch chuyển về đúng vị trí như mong muốn. Tuỳ tình trạng răng mà thời gian điều trị mỗi người khác nhau.
– Bước 7: Tháo niềng, đeo hàm duy trì
Kết thúc quá trình niềng răng, bạn sẽ được tháo mắc cài và đeo hàm duy trì để tránh răng bị chạy, xô lệch về vị trí cũ.
Niềng răng mắc cài sứ truyền thống có đau không?
Mặc dù rất muốn sớm cải thiện hàm răng khiếm khuyết của bản thân nhưng một số người còn cảm thấy lo ngại, không biết niềng răng mắc cài sứ truyền thống có đau không.
Thực ra, sau khi niềng răng bạn sẽ thấy chưa quen với các khí cụ, có cảm giác hơi đau nhức. Mức độ nhiều hay ít còn tuỳ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Điều này hoàn toàn bình thường vì chứng tỏ răng của bạn đang trong quá trình dịch chuyển theo phác đồ trị liệu đã đề ra. Sau khoảng vài ngày khi đã quen thì mọi thứ lại hoàn toàn thoải mái.
Lưu ý nếu trong giai đoạn đầu, bạn có thể chườm đá lạnh xung quanh vùng má, súc miệng bằng nước ấm hoặc uống thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ.
Niềng răng mắc cài sứ truyền thống mất bao lâu?
Thời gian đeo mắc cài sứ truyền thống cũng là câu hỏi mà nhiều người quan tâm. Theo các chuyên gia thì thời gian trung bình để hoàn tất quá trình chỉnh nha là từ 1.5 năm – 2 năm. Điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
– Tình trạng sức khoẻ răng miệng: Ví dụ nếu bạn bị viêm nha chu, sâu răng,… thì cần điều trị triệt để rồi mới có thể gắn các khí cụ. Hoặc răng bị hô, vẩu, móm, lệch lạc,… mức độ phức tạp cũng mất thời gian lâu hơn so với người ở mức độ nhẹ.
– Tay nghề của bác sĩ, cơ sở vật chất: Các yếu tố này đóng vai trò quyết định hiệu quả và thời gian chỉnh nha. Bác sĩ có chuyên môn cao sẽ lên phác đồ trị liệu đúng đắn, kết hợp khí cụ hiện đại cũng có thể rút ngắn thời gian.
– Quá trình chăm sóc răng miệng tại nhà: Bản thân khách hàng cũng cần phối hợp với bác sĩ để tự chăm sóc sức khoẻ răng miệng tại nhà, hạn chế tối đa tình trạng bung tuột mắc cài hoặc các sự cố khác để không kéo dài thời gian chỉnh nha.
Chi phí niềng răng mắc cài sứ truyền thống
Sau khi đã có đầy đủ thông tin ở trên, chi phí niềng răng mắc cài sứ truyền thống là yếu tố quyết định xem bạn có muốn cải thiện hàm răng chưa hoàn hảo của mình hay không. Theo khảo sát thì mức giá niềng răng mắc cài sứ truyền thống dao động từ khoảng 30 – 40 triệu tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố như: sức khoẻ răng miệng, đội ngũ bác sĩ, trang thiết bị hiện đại.
– Tình trạng răng miệng: Bạn có răng mọc lệch lạc, khấp khểnh,… ở mức độ nhẹ thì chi phí cũng thấp hơn so với trường hợp phức tạp. Ngoài ra, nếu bạn đang bị sâu răng, viêm lợi,… thì cần có thời gian và phát sinh thêm chi phí điều trị trước khi đặt khí cụ chỉnh nha.
– Bác sĩ và cơ sở vật chất hiện đại: Bác sĩ nha khoa chính là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định đến kết quả niềng răng sau cùng. Còn trang thiết bị hiện đại giúp phát hiện sớm các bệnh răng miệng, sử dụng khí cụ mới nhất giúp bạn cảm thấy an tâm, tự tin hơn. Vậy nên cả hai yếu tố này cũng ảnh hưởng đến chi phí niềng răng mắc cài sứ truyền thống.
Tham khảo: Địa chỉ niềng răng mắc cài sứ uy tín tại Hà Nội
Hướng dẫn cách chăm sóc niềng răng mắc cài sứ truyền thống
Niềng răng mắc cài sứ truyền thống cần bạn kiên trì trong thời gian dài mới đạt được hàm răng chuẩn đẹp như ý muốn. Vì trong khoang miệng có các khí cụ nên khâu chăm sóc cần đặc biệt chú trọng.
Chọn bàn chải và kem đánh răng phù hợp
Hiện nay có nhiều loại bàn chải đánh răng dành riêng cho người niềng răng như bàn chải kẽ, bàn chải rãnh với đầu bàn chải nhỏ gọn, lông mềm, dễ di chuyển để loại bỏ thức ăn thừa. Nếu điều kiện hơn, bạn đầu tư bàn chải điện thì càng tốt. Bàn chải điện hiện đại có nhiều chế độ khác nhau như: làm sạch thường, làm sạch sâu, massage nướu,… Bên cạnh bàn chải thì bạn chọn loại kem đánh răng chứa thành phần flouride là tốt nhất vì chúng chống ê buốt và độ mài mòn không cao.
Mọi người cố gắng đánh răng khoảng 3 lần mỗi ngày sau khi ăn. Chải cẩn thận xung quanh mắc cài, chải tất cả bề mặt răng bao gồm cả mặt trong, mặt ngoài và mặt nhai. Nhớ làm sạch cả mặt lưỡi để loại bỏ sạch vi khuẩn tích tụ nhé.
Dùng chỉ nha khoa, máy tăm nước
Chỉ nha khoa là dụng cụ cần thiết ngay cả khi bạn không niềng răng. Chúng có chi phí tiết kiệm nhưng rất hữu ích khi làm sạch vụn thức ăn, mảng bám ở trong kẽ răng. Ngay cả khi đeo khí cụ, bạn vẫn có thể làm sạch mọi thứ dễ dàng chỉ bằng một sợi chỉ nhỏ. Nếu điều kiện hơn, mọi người đầu tư thêm máy tăm nước cũng rất hữu ích. Chúng dễ dàng rửa trôi các mảng bám ở sâu bên trong mà chỉ nha khoa không thể tới được.
Dùng nước súc miệng
Sử dụng nước súc miệng là công đoạn sau cùng kết thúc quá trình làm sạch răng miệng hoàn hảo. Hãy dùng sản phẩm có chứa flouride để bảo vệ, giảm ê buốt và giúp răng chắc khoẻ hơn trong chỉnh nha.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý
Chế độ dinh dưỡng tốt giúp bạn luôn có sức khoẻ tốt và đặc biệt không làm ảnh hưởng đến các khí cụ nha khoa.
Các loại thực phẩm nên dùng bao gồm:
- Thực phẩm làm từ sữa như phô mai, bơ mềm,..
- Thức ăn mềm như mì, miến, cơm nấu chín mềm,…
- Món ăn từ trứng vì trứng có vitamin D rất tốt cho răng
- Các loại bánh mì, bánh ngọt xốp mềm không rắc hạt cứng
- Thịt, cá, hải sản chế biến cẩn thận như thịt băm viên, thịt hầm,…
- Rau củ quả luộc chín mềm như khoai tây, đỗ luộc,…
- Nước ép trái cây, sinh tố, hoa quả mềm,…
Các loại thực phẩm nên tránh bao gồm:
- Thức ăn quá dẻo hoặc dai như bánh nếp, xôi chiên, bánh mì cứng,…
- Thực phẩm cứng, giòn như kẹo cứng, đá viên, xương, sụn, cánh gà chiên,…
- Món ăn cần nhai nhiều như ngô luộc, táo…
- Đồ quá nóng như lẩu, canh nóng hoặc quá lạnh.
Mắc cài sứ truyền thống là phương pháp có nhiều lợi thế về mặt thẩm mỹ cũng như hiệu quả chỉnh nha được đông đảo khách hàng quan tâm. Hi vọng thông tin ở trên sẽ giúp bạn sớm đưa ra quyết định làm đẹp cho bản thân nhé.
Nguồn: Niengkhongnhorang.vn