Bên cạnh việc áp dụng các biện pháp điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch, bạn cần xây dựng cho mình một chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh để cải thiện bệnh, ngăn ngừa bệnh tái phát. Bài viết sau đây điểm danh những thực phẩm người suy giãn tĩnh mạch chân nên kiêng để đảm bảo sức khỏe.
Đọc trước: Giãn tĩnh mạch chân có nguy hiểm không?
Mục lục
Mục tiêu khi xây dựng chế độ ăn cho người suy giãn tĩnh mạch chân
Thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp tĩnh mạch của bạn càng khỏe mạnh hơn. Bệnh cạnh đó, nó còn tác động tích cực tới sức khỏe tim mạch, huyết áp của cơ thể. Vậy mục tiêu khi xây dựng chế độ ăn uống cho bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch chân là gì?
Xây dựng chế độ ăn uống nhằm mục tiêu:
- Tăng sức bền của thành mạch: Khi có một chế độ ăn hợp lý giúp bạn tăng trương lực tĩnh mạch, tăng sức bền và tính thấm mao mạch. Điều này hỗ trợ giảm triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân, cải thiện ứ máu tại các van tĩnh mạch.
- Giảm độ nhớt của máu: Ở người suy giãn tĩnh mạch chân, tốc độ lưu thông máu sẽ chậm hơn so với những người bình thường khác, làm tăng nguy cơ hình thành các cục máu đông. Chế độ ăn uống phù hợp hỗ trợ đẩy nhanh quá trình lưu thông máu, ngăn ngừa các cục máu đông.
- Giảm phù nề: Khi có sự giữ nước ở tĩnh mạch làm tăng nguy cơ phù nề – đây cũng là dấu hiệu phổ biến của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân. Bên cạnh điều trị, thay đổi chế độ ăn uống giúp bạn cải thiện triệu chứng này, hoặc ít nhất cũng không làm chúng trở nên nặng hơn.
- Phòng ngừa thừa cân, béo phì: Dư thừa cân nặng, trọng lượng lớn là yếu tố gây ứ máu, tăng áp lực trong các mạch máu ở chân. Đây là yếu tố kích thích sự phát triển của giãn tĩnh mạch chân.
- Phòng ngừa táo bón: Táo bón kéo dài được biết đến là căn nguyên khiến các chất độc hại trong cơ thể tích tụ lại, gây ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe của mạch máu, tăng áp lực trong các tĩnh mạch của khung xương chậu và chân tăng lên, tăng tải trọng lên thành tĩnh mạch dẫn tới suy giãn tĩnh mạch chân.
Để đảm bảo mục tiêu trên, chế độ ăn uống dành cho người suy giãn tĩnh mạch chân cần bổ sung những thực phẩm giúp cải thiện viêm, lưu thông máu và chữa lành giãn tĩnh mạch, ngăn ngừa tái phát. Đồng thời, cần loại bỏ nhóm thực phẩm khiến máu lưu thông kém, gây ra các vấn đề huyết áp, mất cân bằng về nội tiết tố và cân nặng như đồ ăn sẵn, rượu bia…
Suy giãn tĩnh mạch chân kiêng ăn gì?
Sau đây là những thực phẩm, đồ uống mà bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch chân nên loại bỏ khỏi thực đơn ăn uống của mình:
Rượu bia
Sử dụng nhiều rượu bia gây rối loạn chức năng gan, khiến hệ thống tĩnh mạch hoạt động kém hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, rượu còn khiến cơ thể mất nước, giảm lưu thông máu, tăng nguy cơ hình thành cục máu đông. Bạn hãy hạn chế loại đồ uống này, thay vào đó hãy đảm bảo mình uống đủ nước mỗi ngày để đảm bảo có hệ tĩnh mạch khỏe mạnh.
Các sản phẩm từ sữa
Sữa cùng với các chế phẩm từ sữa (bơ, phô mai, váng sữa…) vốn là nhóm thực phẩm làm chậm quá trình tiêu hóa, tạo thêm gánh nặng cho hệ tiêu hóa. Nếu không được xử lý kịp thời khiến tĩnh mạch vốn đang bị tổn thương lại càng trở nên nặng hơn. Để ngừa táo bón, bạn nên tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày, bổ sung thêm nhóm thực phẩm giàu chất xơ nhé.
Thực phẩm chiên rán
Các loại đồ ăn chiên rán có hương vị thơm ngon, hấp dẫn như gà rán, khoai tây chiên, quẩy, bánh tiêu… Tuy nhiên, đây là lựa chọn tồi cho sức khỏe của tĩnh mạch. Các loại thực phẩm chiên rán có chứa hàm lượng chất béo cao, có thể gây tắc nghẽn động mạch, khiến tốc độ lưu thông máu chậm lại hình thành các cục máu đông.
Sử dụng đồ ăn nhiều dầu mỡ còn là nguyên nhân gây tăng cân, béo phì – yếu tố nguy cơ của các bệnh lý về tim mạch. Hãy tránh xa nhóm thực phẩm này để cải thiện suy giãn tĩnh mạch bạn nhé.
Thực phẩm chế biến sẵn
Các loại đồ ăn chế biến sẵn như thịt xông khói, giăm bông, xúc xích, thịt hộp… có chứa nhiều natri. Khi ăn nhiều khiến cơ thể giữ nước, máu bị đặc lại và khó di chuyển tới các cơ quan trong cơ thể. Bên cạnh đó, đối với nhiều loại thịt đóng hộp còn được bảo quản trong hộp có chứa BPA rất có hại cho sức khỏe. Chúng ngấm vào thức ăn, thúc đẩy hormone khiến bệnh suy giãn tĩnh mạch chân trở nặng hơn.
Thực phẩm carbohydrate tinh chế
Thực phẩm chứa carbohydrate là nhóm thực phẩm mà người bệnh càng tránh càng nhiều càng tốt. Những thực phẩm này không chỉ là nguyên nhân dẫn tới các bệnh mãn tính mà còn khiến sức khỏe của tĩnh mạch kém hơn. Bạn nên tránh tiệu thụ carbohydrate bao gồm bánh mù trắng, gạo trắng, bột mì, nước ngọt, ngũ cốc ăn sáng, mỳ ống, đồ ăn vặt…
Thực phẩm nhiều đường
Bánh ngọt, kẹo ngọt… thường có chứa lượng đường cao khiến sức khỏe tĩnh mạch dần kém đi. Lượng đường trong máu cao sẽ khiến một lượng insulin được giải phóng vào hệ thống. Thay vào đó, người bệnh nên chọn các loại đường tự nhiên có trong trái cây để an toàn cho sức khỏe.
Đồ ăn mặn
Các loại đồ ăn chứa nhiều muối làm cơ thể giữ nước nhiều hơn bình thường, cản trở sự lưu thông của máu. Điều này làm tăng thể tích máu trong cơ thể, tăng áp lực tĩnh mạch, gây sưng tấy và giữ nước ở chân rất khó chịu.
Bên cạnh các loại thực phẩm cần tránh, bạn nên bổ sung cho cơ thể các loại thực phẩm có lợi cho bệnh suy giãn tĩnh mạch chân như:
- Thực phẩm giàu chất xơ: Các loại rau củ; ngũ cốc như hạt chia, hạt lanh, các loại đậu, yến mạch, gạo lứt, quả hạch…; trái cây (bơ, lê, đu đủ, chuối…).
- Thực phẩm chứa flavonoid: Tỏi, trà xanh, nhóm trái cây (táo, nho, trái cây họ cam quýt, việt quất…), bông cải xanh, rau bina, hành tây, ớt chuông, cây kiều mạch, cây dẻ ngựa…
- Thực phẩm giàu vitamin C, E và kali: Thực phẩm giàu vitamin C (ổi, trái cây họ cam quýt, ớt chuông, dâu tây…), thực phẩm giàu vitamin E ( hạt dẻ, đu đủ, củ cải, bơ, hạnh nhân, dầu thực vật…), thực phẩm giàu kali ( đậu lăng, khoai tây, cá hồi, cá ngừ, các loại rau…).
Đọc thêm: Suy giãn tĩnh mạch chân nên ăn gì?
Một số lưu ý trong chế độ ăn suy giãn tĩnh mạch chân
Bên cạnh việc tìm nhóm thực phẩm cần tránh cho người suy giãn tĩnh mạch thì bệnh nhân cũng cần điều chỉnh chế độ sinh hoạt hàng ngày nhằm hỗ trợ quá trình điều trị đạt kết quả tốt nhất, phòng ngừa nguy cơ tái phát. Một số lưu ý cần ghi nhớ về chế độ sinh hoạt như sau:
- Uống đủ lượng nước mỗi ngày từ 2 lít trở nên bao gồm cả các loại đồ uống và thức ăn có nước.
- Thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày với các bộ môn đơn giản như đi bộ, đạp xe, bơi lội…
- Duy trì cân nặng ở mức hợp lý, tránh tình trạng thừa cân, béo phì.
- Không nên đứng hay ngồi 1 chỗ quá lâu, thi thoảng cần đi lại để máu được lưu thông.
- Ngồi đúng tư thế, không nên vắt chéo chân.
- Không ngâm chân trong nước ấm.
- Nên hạn chế đi giày cao gót hoặc mặc các loại quần áo bó chật.
- Gác chân cao mỗi khi đi ngủ, bạn nên dùng gối hoặc chăn gấp gọn lại kê cao.
- Không nên lạm dụng thuốc tránh thai.
- Nên mang vớ y khoa nhằm hỗ trợ các hoạt động hàng ngày của mình. Trước khi có chỉ định mang vớ áp lực cần có sự tư vấn của bác sĩ để lựa chọn loại vớ phù hợp với bản thân.
- Thăm khám định kỳ khoa tim mạch ít nhất 3 tháng/lần để theo dõi, tư vấn và can thiệp kịp thời.
Có thể bạn quan tâm: Suy giãn tĩnh mạch chân có nên chạy bộ không?
Những thông tin trên đã giải đáp giúp bạn đọc câu hỏi “Suy giãn tĩnh mạch chân kiêng ăn gì?”. Bên cạnh chế độ ăn uống, người bệnh cần chú ý tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để cải thiện triệu chứng của bệnh, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực lên sức khỏe nhé.