Sự phát triển của nha khoa hiện nay đã mở ra nhiều cơ hội lựa chọn dịch vụ phù hợp cho khách hàng. Một trong số đó phải kể đến niềng răng mắc cài sứ tự đóng hay tự buộc/tự động. Phương pháp này vừa khắc phục tốt các khiếm khuyết trên răng, vừa đảm bảo tính thẩm mỹ. Nếu chưa hiểu rõ thì đừng bỏ qua thông tin cũng như cập nhật ngay mức giá cụ thể dưới đây nhé.
Mục lục
- Giải đáp mắc cài sứ tự đóng là gì?
- Những người nào phù hợp với mắc cài sứ tự đóng?
- Những ưu điểm và hạn chế của mắc cài sứ tự đóng
- Quy trình niềng răng bằng mắc cài sứ tự đóng
- Niềng răng mắc cài sứ tự đóng có đau không?
- Niềng răng mắc cài sứ tự đóng mất bao lâu?
- Chi phí niềng răng mắc cài sứ tự đóng
- Những lưu ý với niềng răng mắc cài sứ tự đóng
Giải đáp mắc cài sứ tự đóng là gì?
Mắc cài sứ tự đóng được làm từ chất liệu sứ cùng vài chất liệu khác có màu sắc tương đồng với màu răng thật. Nếu không chú ý kỹ sẽ khó nhận ra giúp bạn cảm thấy tự tin hơn với người đối diện.
Bên cạnh đó, mắc cài tự đóng thiết kế thêm một chốt tự đóng hoặc nắp trượt tự động ở trên các rãnh mắc cài thay thế cho dây thun ở mắc cài thông thường. Nhờ vậy, chúng cố định dây chắc chắn hơn, lực kéo trở nên ổn định, di chuyển liên tục và không gây sai lệch so với vị trí mong muốn.
Thiết kế của mắc cài tự đóng nhỏ gọn, mỏng hơn so với phương pháp cũ nên không bị vướng víu, càng giúp vệ sinh răng miệng dễ dàng.
Có thể nói, niềng răng mắc cài sứ tự đóng được xem là một trong những giải pháp tối ưu hàng đầu hiện nay khi khắc phục tốt nhược điểm của mắc cài kim loại về mặt thẩm mỹ, thời gian chỉnh nha rút ngắn ít hơn và quá trình vệ sinh cũng thuận lợi.
Đọc thêm: So sánh mắc cài sứ và mắc cài sắt
Những người nào phù hợp với mắc cài sứ tự đóng?
Niềng răng mắc cài sứ tự buộc phù hợp với các bạn trong độ tuổi từ 12 – 16 tuổi. Đây được coi là “thời điểm vàng” tốt nhất để chỉnh nha khi răng vĩnh viễn đang dần hoàn thiện, phần hàm còn mềm và dễ nắn chỉnh. Bên cạnh đó, các bạn sinh viên, người có công việc cần giao tiếp nhiều thì mắc cài sứ tự buộc rất thích hợp.
Theo các chuyên gia, niềng răng mắc cài sứ tự buộc dành cho:
- Người có răng bị hô, móm, sai lệch khớp cắn như khớp cắn chéo, khớp cắn đối đầu, khớp cắn sâu, khớp cắn hở,…
- Răng thưa, răng khấp khểnh, mọc chen chúc với nhau.
- Người muốn niềng răng nhưng vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ.
Tuy nhiên không phải bệnh nhân nào cũng áp dụng được phương pháp này mà cần sự chỉ định của nha sĩ nhé.
Những ưu điểm và hạn chế của mắc cài sứ tự đóng
Cũng như các phương pháp chỉnh nha khác, mắc cài sứ tự đóng có những ưu điểm vượt trội và cả hạn chế cần khắc phục.
Ưu điểm của mắc cài sứ tự đóng
– Tính thẩm mỹ cao: Đây là ưu điểm hàng đầu của mắc cài sứ tự đóng khi mắc cài làm từ chất liệu sứ tương đồng với màu răng. Những người có nhu cầu thẩm mỹ cao, thường xuyên phải giao tiếp thì đừng bỏ qua công nghệ này vì bạn vẫn giữ được sự tự tin và xinh đẹp trong quá trình điều trị.
– Tính hiệu quả cao: Cũng nhờ thiết kế vượt trội với chốt tự đóng tạo ra lực kéo ổn định hơn nên mắc cài sứ tự đóng điều trị cho các trường hợp hô, vẩu, móm, răng lệch lạc, khấp khểnh,… từ nhẹ đến phức tạp hiệu quả.
– Tiết kiệm thời gian: Nếu như với phương pháp truyền thống, bạn cần đến gặp nha khoa thường xuyên hơn để xử lý mắc cài bị bung tuột, cần siết lại khí cụ thì mắc cài sứ tự đóng có thể hạn chế tình trạng đó. Thời gian tái khám cũng giản lược hơn.
– An toàn với người dùng: Chất liệu sứ của mắc cài ít góc cạnh hơn nên không gây phản ứng có hại cho môi, má, nướu. Phần cạnh của mắc cài trơn láng, phần nắp có hình vòm mang lại cảm giác thoải mái cho người sử dụng.
– Không bị bào mòn hay nhiễm màu: Nhiều người lo ngại dùng mắc cài sứ sẽ nhanh bị nhiễm màu. Nhưng sự thật chứng minh điều ngược lại. Chất liệu sứ làm mắc cài có độ cứng hơn so với răng thật nên không lo bị bào mòn theo thời gian.
Hạn chế của mắc cài sứ tự đóng
– Chi phí cao hơn so với mắc cài kim loại: Điều này xuất phát từ chất liệu cũng như khí cụ sử dụng.
– Nắp trượt tự động dày hơn so với mắc cài sứ truyền thống.
Quy trình niềng răng bằng mắc cài sứ tự đóng
– Bước 1: Bác sĩ tiến hành khám tổng quan, chụp phim X – quang để kiểm tra tình trạng sức khoẻ răng miệng cho khách hàng.
– Bước 2: Bác sĩ lên phác đồ điều trị chi tiết với các dự đoán về tăng, chỉnh lực cũng như tốc độ dịch chuyển của răng theo từng khoảng thời gian cụ thể.
– Bước 3: Bác sĩ và khách hàng cùng ký vào hợp đồng nhằm bảo vệ quyền lợi cho khách hàng trong trường hợp rủi ro xảy ra nếu có.
– Bước 4: Y tá tại phòng khám tiến hành vệ sinh răng miệng sạch sẽ, lấy dấu hàm để lưu trữ.
– Bước 5: Bác sĩ sẽ gắn mắc cài một hàm trước để bạn làm quen, hàm còn lại được gắn sau 1 – 2 tuần tùy theo độ làm quen của bạn. Sau khi đã gắn đầy đủ 2 hàm và bạn đã ăn nhai ổn định, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên tiếp theo.
– Bước 6: Sau 4 – 5 tuần, bạn sẽ được hẹn tái khám để bác sĩ điều chỉnh lại niềng răng nếu cần.
– Bước 7: Kết thúc quá trình niềng răng, bạn sẽ được tháo mắc cài và đeo hàm duy trì để tránh răng bị chạy, xô lệch về vị trí cũ.
Niềng răng mắc cài sứ tự đóng có đau không?
Niềng răng là phương pháp sử dụng các khí cụ tác động vào răng nhằm đưa chúng về đúng vị trí như mong muốn. Vậy nên trong vài ngày đầu tiên khi đeo niềng, bạn có cảm giác chưa quen, bị cộm và hơi đau nhức. Tuỳ thuộc vào cơ địa của mỗi người, cảm giác này sẽ khác nhau. Cũng nhờ mắc cài sứ tự động có hệ thống nắp trượt tự động nên sẽ giảm tối đa ma sát của mắc cài lên vùng xung quanh, không tổn thương cho má, nướu.
Ngoài ra, sự tiến bộ của kỹ thuật chỉnh nha cũng giúp bác sĩ thao tác nhẹ nhàng hơn. Khoang miệng dần thích nghi với các khí cụ giảm đi những lo lắng và áp lực cho bệnh nhân.
Khi thấy răng hơi đau nhức là lúc chúng đang thực hiện nhiệm vụ của mình. Mọi người có thể dùng đá lạnh bọc vào vải sạch chườm xung quanh vùng má, súc miệng bằng nước muối ấm pha loãng. Còn nếu chưa an tâm thì uống thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Chỉ mất khoảng tuần đầu tiên là bạn sẽ quen dần và cảm thấy thoải mái.
Niềng răng mắc cài sứ tự đóng mất bao lâu?
Thời gian để chỉnh nha cũng là một trong những vấn đề mà nhiều người quan tâm. Theo các chuyên gia, thời gian niềng răng của phương pháp này có thể từ 1.5 – 2 năm tuỳ vào tình trạng của mỗi người và phụ thuộc vào các yếu tố:
– Mức độ phức tạp của răng: Nếu bạn bị hô, vẩu, móm, sai khớp cắn,… ở mức độ nhẹ thì thời gian chỉnh nha sẽ nhanh hơn so với trường hợp phức tạp.
– Khí cụ niềng răng và chất lượng nha khoa: Chọn được địa chỉ nha khoa uy tín, sử dụng những khí cụ niềng răng chuẩn chất lượng cộng với bác sĩ có kinh nghiệm, chuyên môn cao thì thời gian chỉnh nha đạt đúng với phác đồ trị liệu đã đề ra.
– Chế độ ăn uống, chăm sóc răng miệng: Thời gian niềng răng tương đối dài nên để tránh những rủi ro như bị sâu răng, viêm nha chu, bung khí cụ,… bạn nên chú ý đến vấn đề dinh dưỡng và cách chăm sóc răng miệng.
Chi phí niềng răng mắc cài sứ tự đóng
Vì sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội cả về tính thẩm mỹ lẫn hiệu quả chỉnh nha nên chi phí niềng răng mắc cài sứ tự đóng sẽ cao hơn so với mắc cài kim loại, mắc cài sứ truyền thống. Theo khảo sát, giá của mắc cài sứ tự đóng dao động từ khoảng 40 – 50 triệu đồng. Ngoài ra, chi phí này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
– Sức khoẻ răng miệng của mỗi người: Với người bị khiếm khuyết răng ở mức độ nhẹ thì giá niềng răng sẽ thấp hơn so với người có mức độ lệch lạc phức tạp hơn. Trước đó, bác sĩ kiểm tra xem bạn bị sâu răng, viêm nha chu,… hay không vì nếu xuất hiện tình trạng trên thì cần trị liệu dứt điểm rồi mới bắt đầu niềng răng.
– Bác sĩ và cơ sở vật chất hiện đại: Trong chỉnh nha thì bác sĩ là yếu tố quan trọng hàng đầu lên phác đồ trị liệu chính xác cho khách hàng. Ngoài ra, cơ sở vật chất hiện đại cũng góp phần làm bạn cảm thấy an tâm hơn.
Những lưu ý với niềng răng mắc cài sứ tự đóng
Niềng răng mắc cài sứ tự đóng muốn đạt được hiệu quả như mong muốn cần bạn phải chú ý nhiều hơn trong chế độ ăn uống cũng như quá trình vệ sinh răng miệng. Điều này nhằm tránh những sự cố có thể xảy ra, hạn chế mảng bám gây tình trạng sâu răng, viêm lợi,… Tham khảo ngay một số thông tin quan trọng dưới đây nhé.
Vệ sinh răng miệng
– Chải răng đúng cách: Dùng bàn chải đánh nhẹ nhàng lên toàn hàm cả mặt trong, mặt ngoài và mặt nhai. Cố gắng loại bỏ hết mảng bám còn dính lại trên răng. Đừng chải quá mạnh sẽ ảnh hưởng đến hệ thống mắc cài. Bạn nên đánh răng khoảng 3 lần/ngày sau mỗi bữa ăn và 3 tháng thay bàn chải một lần.
– Sử dụng bàn chải kẽ: Bàn chải kẽ được thiết kế chuyên biệt cho người niềng răng. Chúng có phần đầu bàn chải nhỏ với sợi lông mềm nên dễ dàng đưa vào các khí cụ để loại bỏ khe trống giữa các mắc cài.
– Sử dụng thêm chỉ nha khoa, máy tăm nước, nước súc miệng: Chỉ nha khoa sẽ làm sạch hiệu quả hơn mảng bám còn sót lại. Máy tăm nước giúp loại bỏ thức ăn thừa ở sâu bên trong khoang miệng nơi mà chỉ nha khoa không thể chạm tới. Sau khi đã hoàn thiện các bước, bạn dùng nước súc miệng làm sạch là xong nhé.
Chế độ ăn uống
Khi đeo mắc cài để chỉnh nha, việc ăn uống sẽ gặp đôi chút khó khăn nhưng không vấn đề gì cả. Bạn chỉ cần lưu ý:
– Nên ăn những đồ mềm, mịn, nhuyễn như bún, cháo, miến, khoai tây nghiền, cơm nát, phô mai, sữa chua, bánh bông lan mềm, nước sinh tố, hoa quả mềm, thịt cá nghiền nhuyễn, đậu hũ, bột ngũ cốc,…
– Không nên ăn những đồ cứng như xương, cánh gà chiên, đùi gà chiên, kẹo cứng, bánh dày quá dính, thực phẩm quá ngọt, ngô luộc, táo,…
Niềng răng mắc cài sứ tự đóng được coi là phương pháp hiệu quả hàng đầu hiện nay. Để biết chính xác chi phí cũng như quy trình điều trị, bạn nên trực tiếp đến phòng khám nha khoa uy tín sẽ được tư vấn cụ thể nhé.
Nguồn: Niengkhongnhorang.vn