Hội chứng ruột kích thích (IBS) là bệnh đường tiêu hóa phổ biến, thường xuất hiện ở độ tuổi từ 20-30 tuổi và ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn nam giới. Các triệu chứng thường là những cơn đau quặn bụng, tiêu chảy, chướng bụng và táo bón. Nếu bạn đã được chẩn đoán mắc IBS, bạn có thể gặp phải các triệu chứng liên tục hoặc bạn có thể chỉ bị bùng phát một vài cơn mỗi năm. Mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Mục lục
Hội chứng ruột kích thích là gì?
Hội chứng ruột kích thích (còn gọi là viêm đại tràng co thắt) là tình trạng rối loạn chức năng ruột già, nhưng không gây ra các tổn thương thực thể trong ruột hoặc làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng.
IBS được chia làm 4 thể bệnh sau (dựa vào triệu chứng nổi trội)
- IBS – C: Hội chứng ruột kích thích thể táo bón
- IBS – D: Hội chứng ruột kích thích thể tiêu chảy
- IBS – D: Hội chứng ruột kích thích thể hỗn hợp
- IBS – M: Hội chứng ruột kích không tiêu chảy, không táo bón
Những ai dễ mắc hội chứng ruột kích thích?
Bạn có nhiều khả năng mắc hội chứng này nếu:
- Trẻ tuổi. IBS xảy ra thường xuyên hơn ở những người trẻ 20 – 30 tuổi.
- Là nữ giới. Hội chứng ruột kích thích hổ biến hơn ở phụ nữ. Liệu pháp estrogen trước hoặc sau mãn kinh cũng là một yếu tố nguy cơ đối với IBS.
- Có tiền căn gia đình mắc IBS. Nếu trong gia đình có người thân bị IBS, thì bạn cũng có nguy cơ mắc phải căn bệnh này.
- Có vấn đề sức khỏe tâm thần. Căng thẳng, stress quá độ thường là yếu tố nguy cơ kích thích các triệu chứng của IBS. Có tiền sử bị lạm dụng tình dục, thể chất cũng có thể là một yếu tố nguy cơ.
Nguyên nhân gây hội chứng ruột kích thích
Đến nay, các nguyên nhân gây ra bệnh vẫn chưa được làm rõ. Tuy nhiên, một giả thuyết được đưa ra có thể bao gồm đại tràng hoặc hệ miễn dịch tăng nhạy cảm quá mức, IBS xuất hiện sau khi sau nhiễm trong đường tiêu hóa. Các nguyên nhân có thể khác nhau làm cho IBS rất khó để dự phòng.
Do thực phẩm
- Một số trường hợp người hội chứng ruột kích thích nhận thấy triệu chứng của bệnh xấu đi khi họ dùng một số loại thực phẩm như: dùng chocolate, rượu, uống sữa…
- Một số người bị hội chứng ruột kích thích IBS cảm thấy đầy bụng, đầy hơi khó chịu khi uống đồ uống có ga và ăn một số loại rau, hoa quả…
- Vai trò của sự không dung nạp thực phẩm trong IBS hiện chưa được hiểu rõ. Một dị ứng một loại thức ăn thực sự hiếm khi gây ra IBS.
- Nhiều người có triệu chứng IBS tồi tệ hơn khi dung nạp một số loại thực phẩm bao gồm: Lúa mì, các sản phẩm từ sữa, trái cây họ cam quýt, đậu, bắp cải, sữa và đồ uống có ga.
- Tùy theo dấu hiệu của hội chứng ruột kích thích IBS của từng người khác nhau mà ta cần tránh dung nạp, không có quy tắc nào cho những thực phẩm được lựa chọn.
Do ảnh hưởng của vi khuẩn
- Một số người mắc hội chứng ruột kích thích IBS có số lượng tế bào hệ thống miễn dịch trong ruột tăng cao hơn bình thường. Phản ứng quá mức của hệ thống miễn dịch này có liên quan đến đau và tiêu chảy.
- Người mắc IBS có thể phát triển sau khi bị tiêu chảy nặng (viêm dạ dày ruột) do vi khuẩn hoặc virus. IBS cũng có thể liên quan đến sự dư thừa vi khuẩn trong ruột (sự phát triển quá mức của vi khuẩn).
Do ruột bị nhạy cảm
- Các thành của ruột được lót bằng các lớp cơ vòng. Khi thức ăn di chuyển qua, chúng co bóp giúp lưu thông thức ăn. Ở người mắc hội chứng ruột kích thích IBS, các cơn co thắt mạnh hơn và kéo dài hơn bình thường. Do đó, có thể gây ra xì hơi, đầy bụng và tiêu chảy. Các cơn co thắt ruột yếu hơn có thể làm chậm quá trình đi qua thức ăn và dẫn đến phân cứng, khô.
- Hệ thống ruột bị nhạy cảm cũng rất dễ khiến cho người bệnh bị mắc chứng hội chứng ruột kích thích. Thường những người bị mắc hội chứng ruột kích thích sẽ cảm thấy dễ bị đói và muốn đi vệ sinh hơn đối với người bình thường. Hoạt động của người có nhu động ruột nhạy cảm rất dễ bị đi ngoài chỉ cần sự thay đổi về thời tiết hoặc do ăn phải đồ ăn có thể sẽ dẫn đến chứng đau bụng và đi ngoài.
Do yếu tố thần kinh
Bất thường ở dẫn truyền thần kinh trong hệ thống tiêu hóa có thể khiến bạn trải qua cảm giác khó chịu khi bụng bị căng ra do khí hoặc phân. Các tín hiệu phối hợp kém giữa não và ruột có thể khiến cơ thể phản ứng thái quá với những thay đổi thường xảy ra trong quá trình tiêu hóa. Từ đó dẫn đến đau, tiêu chảy hoặc táo bón.
Triệu chứng của hội chứng ruột kích thích IBS
Đau bụng
- Thường đa dạng và lan toả. Các vị trí đau thường gặp là vùng bụng dưới, cụ thể là ở góc phần tư dưới trái.
- Những cơn đau cấp tính xảy ra trên nền đau âm ỉ thường xuyên.
- Ăn có thể khởi phát cơn đau. Đi tiêu có thể giảm bớt cơn đau, tuy không hoàn toàn.
- Đau được xem là từ túi hơi ở góc lách có thể gây nhầm lẫn với đau ở vùng trước ngực và đau vùng góc tư bụng trên trái. Cần chú ý chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý có biểu hiện đau trước ngực hoặc đau góc tư bụng trên trái.
Chướng bụng
- Bệnh nhân thường xuyên than phiền đầy hơi chướng bụng. Tuy nhiên các đo lường định lượng lại không hỗ trợ chứng cứ cho điều này.
- Bệnh nhân hội chứng ruột kích thích có thể biểu hiện gia tăng vòng bụng suốt ngày theo đánh giá của CT scan. Họ cũng thường khó chịu đựng các tình trạng chướng bụng bất thường.
Thay đổi thói quen đi tiêu
- Táo bón khiến phân cứng và nhỏ, đại tiện đau, không giảm khi dùng thuốc nhuận tràng.
- Tiêu chảy, phân lỏng
- Mót đi tiêu sau khi ăn
- Tiêu bón và tiêu chảy xen kẽ, thường có một thể chiếm ưu thế, nhưng cũng có thay đổi đáng kể ở từng bệnh nhân.
Chất nhầy trong phân:
Những người bị hội chứng IBS thường sẽ xuất hiện chất nhầy trong phân. Mặc dù ai cũng có thể xuất hiện triệu chứng này ở một thời điểm nào đó nhưng nó thường tăng ở bệnh nhân IBS. Tuy nhiên, nếu xuất hiện cả máu trong phân thì bạn nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra
Các triệu chứng khác
- Khó tiêu, ợ nóng, buồn nôn, nôn, rối loạn chức năng tình dục (kể cả giao hợp đau và giảm ham muốn tình dục), tiểu nhiều và mót tiểu đã được ghi nhận
- Các triệu chứng có thể nặng hơn khi gần chu kỳ kinh nguyệt.
- Đau xơ cơ (fibromyalgia) là một bệnh lý khác thường đi kèm.
Bệnh hội chứng ruột kích thích IBS có nguy hiểm không?
Bệnh hội chứng ruột kích thích IBS là bệnh lý về đường ruột thường gặp, theo thống kê trung bình có tới 15 – 20% dân số mắc phải căn bệnh này. Tuy nhiên số lượng có thể hơn bởi xã hội ngày càng phát triển, tỷ lệ mắc ngày càng nhiều.
Bệnh hội chứng ruột kích thích IBS gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, tiêu biểu là tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, đau quặn bụng,… ảnh hưởng tới sinh hoạt và công việc của bệnh nhân. Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh sẽ tái đi tái lại nhiều lần, dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như trĩ, viêm đại tràng mạn tính hay thậm chí là ung thư đại trực tràng.
Ngoài ra, khi bị bệnh, nếu kiêng khem nhiều loại thực phẩm thì cơ thể bệnh nhân sẽ không được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, dẫn đến suy yếu, mệt mỏi.
Đặc biệt, người bệnh viêm đại tràng co thắt còn dễ bị ảnh hưởng tâm lý, chán nản hoặc trầm cảm vì căn bệnh không được điều trị dứt điểm.
Điều trị hội chứng ruột kích thích
Điều trị triệu chứng bằng thuốc
- Chống đau, giảm co thắt: Duspataline, No-spa, Spasfon…
- Chống táo bón: uống nhiều nước, ăn thức ăn nhiều chất xơ, thuốc nhuận tràng (Forlax, Tegaserod, Duphalac…)
- Chống ỉa chảy: Smecta, Actapulgite, Imodium….
- Chống sinh hơi: Meteospasmyl, pepsan, than hoạt…
- Thuốc an thần kinh: Rotunda, Seduxen, Dogmatyl…
Chế độ ăn
Chế độ ăn rất quan trọng trong điều trị hội chứng ruột kích thích IBS bởi nó giúp giảm triệu chứng cũng như điều trị bệnh, giúp bệnh không tái phát, giúp đường ruột ngày một khỏe mạnh hơn.
- Khi đang có triệu chứng rối loạn tiêu hóa nên tránh ăn các thức ăn, nước uống không thích hợp.
- Thức ăn khó tiêu, dễ sinh hơi như: Khoai, sắn, bánh ngọt nhiều bơ, hoa quả có nhiều đường (cam, quýt, soài, mít…). Đồ uống nhiều đường và có gas, chất kích thích (rượu, cà fê, gia vị chua cay…). Những thức ăn để lâu, bảo quản không tốt. Nếu có ỉa chảy tránh ăn quá nhiều thức ăn có nhiều chất xơ (rau muống, rau cải, dưa…).
Chế độ luyện tập
Người bệnh cần có chế độ tập luyện thật kiên trì nhất là:
- Thói quen đại tiện: Luyện tập chế độ đại tiện 1 lần trong ngày giúp đường ruột đi vào quy củ
- Massage bụng: Xoa bụng buổi sáng khi ngủ dậy để gây cảm giác muốn đại tiện. khi ngủ dậy vẫn còn nằm trên giường người bệnh nên đưa tay xoa bụng theo chiều kim đồng hồ, giúp đường ruột tiêu hóa cũng như tăng cảm giác muốn đi ngoài, tạo thói quen đi ngoài buổi sáng
- Thể dục thể thao hợp lí: Tập một số môn thể thao phù hợp với sức khỏe để tăng sức đề kháng, tăng cường sức khỏe như: đi bộ, chạy bộ nhẹ nhàng