Mục lục
- Người hướng nội là gì?
- 15 dấu hiệu của người hướng nội
- 1. Thích dành nhiều thời gian ở một mình
- 2. Suy nghĩ tốt nhất khi ở một mình
- 3. Độc thoại nội tâm
- 4. Dễ cảm thấy lạc lõng trong một đám đông
- 5. Không có mong muốn trở thành trung tâm của sự chú ý
- 6. Thích viết ra hơn là nói chuyện
- 7. Không mấy khi tham gia nhóm chuyện phiếm
- 8. Nói về vấn đề yêu thích rất nhiệt tình
- 9. Có khả năng nhìn sâu vào chi tiết
- 10. Có khả năng tập trung cao độ
- 11. Thường hay mơ mộng
- 12. Có khả năng lắng nghe
- 13. Không có nhiều bạn bè
- 14. Mất nhiều thời gian để đưa ra quyết định
- 15. Có một tâm hồn già dặn
- Những lời đồn về người hướng nội có đúng không?
Người hướng nội là gì?
Có đôi lần bạn nghe lời mô tả về một người có nhắc đến anh đó hoặc cô kia là một người hướng nội. Chắc hẳn hình ảnh của một người ít nói, trầm lặng sẽ hiện lên trong đầu bạn. Tuy nhiên, đó chỉ là một phần nhỏ biểu hiện ra ngoài của một người có xu hướng tính cách hướng nội. Đằng sau một người hướng nội còn rất nhiều điều thú vị để khám phá.
Trước tiên có thể tạm xác định một người hướng nội qua cách họ hướng về tâm trí của mình để nạp lại năng lượng, khác với người hướng ngoại tìm kiếm những người khác để đáp ứng nhu cầu năng lượng của họ.
15 dấu hiệu của người hướng nội
1. Thích dành nhiều thời gian ở một mình
Những người hướng nội sẽ không cảm thấy vấn đề gì nếu ở nhà và chỉ có một mình đêm thứ 7. Thậm chí, họ còn mong đợi điều đó, ở một mình và làm một số việc yêu thích như đọc sách, xem phim, vẽ, nấu ăn, viết lách… Nhìn chung, những người hướng nội cảm thấy thoải mái và tự do khi ở một mình.
2. Suy nghĩ tốt nhất khi ở một mình
Thời gian ở một mình không chỉ để bạn tận hưởng những sở thích cá nhân. Bạn có thể suy nghĩ hiệu quả một vấn đề hoặc có những ý tưởng, sáng tạo hay hiểu biết sâu sắc một kiến thức nào đó khi ở một mình. Việc suy nghĩ trong một môi trường ồn ào, nhiều người khiến não của bạn thấy quá tải và không thể tập trung
3. Độc thoại nội tâm
Hay nói khác đi, người hướng nội thích và luôn trò chuyện với chính mình trong tâm trí. Bên trong vẻ ngoài tĩnh lặng của họ là những cuộc đấu tranh nội tâm không ngừng. Câu chuyện có thể đã qua đi quá lâu nhưng người hướng nội vẫn còn đang nghiền ngẫm nó.
4. Dễ cảm thấy lạc lõng trong một đám đông
Có một sự thật là người hướng nội thường cảm thấy cô độc trong một đám đông, đặc biệt là nơi không có những người họ quen biết, thân thiết. Nhìn chung, việc chủ động bước đến và bắt quen người lạ bị một rào cản gì đó chắn giữa khiến họ cảm thấy khó khăn. Vì vậy, bạn đừng hiểu lầm người đó lạnh lùng, lãnh đạm, có thể họ là người hướng nội và nếu bạn chủ động trò chuyện, hai bạn sẽ phát hiện những điều thú vị về nhau.
5. Không có mong muốn trở thành trung tâm của sự chú ý
Trái với người hướng ngoại luôn muốn bản thân tỏa sáng và nổi bật, người hướng nội lại không thích gây sự chú ý. Những việc như xuất đầu lộ diện và thường xuyên chủ động trao đổi trên nhóm chat riêng cũng không phải thói quen của người hướng nội. Thay vào đó, họ thích những trao đổi riêng tư với sếp hoặc đồng nghiệp về vấn đề thay vì trình bày, giải thích ý tưởng trong một căn phòng đầy người.
6. Thích viết ra hơn là nói chuyện
Phương thức giao tiếp ưa thích của bạn là nhắn tin, email thay vì gọi điện hoặc nói chuyện trực tiếp. Viết giúp bạn có thời gian suy nghĩ những gì cần nói, sắp xếp chúng cẩn thận. Việc nói chuyện điện thoại hoặc đối thoại khi chưa có sự chuẩn bị khiến người hướng nội thấy áp lực hơn.
7. Không mấy khi tham gia nhóm chuyện phiếm
Biểu hiện của một người hướng nội khi ở chỗ làm là thường tách mình ra khỏi những cuộc trò chuyện bên lề. Có thể bạn vẫn lắng nghe để nắm bắt thông tin, hoặc đôi khi bạn cũng không quan tâm vì đang chìm trong suy nghĩ của mình. Nhìn chung, họ thích những cuộc nói chuyện có chủ đề sâu sắc hơn.
8. Nói về vấn đề yêu thích rất nhiệt tình
Một con người khác hiện ra khi người hướng nội gặp được đúng chủ đề mình ưa thích và đã từng khám phá, tìm hiểu về chúng. Người hướng nội có thể nói về chủ đề họ quan tâm một cách say mê, tường tận, sẵn sàng giải thích mọi thứ cho người thắc mắc.
9. Có khả năng nhìn sâu vào chi tiết
Bù lại khả năng hoạt ngôn, năng nổ giao tiếp của người hướng ngoại, người hướng nội lại có lợi thế về khả năng quan sát tỉ mỉ. Có những chi tiết nhỏ người khác bỏ xót lại được người hướng nội nhìn ra. Điều đó thực sự có giá trị khi cần đến sự phân tích, đánh giá để đưa ra giải pháp hoàn thiện cho một vấn đề.
Khả năng quan sát cũng giúp người hướng nội trở nên tinh tế hơn trong các mối quan hệ. Sự nhạy cảm của họ có thể cho biết đối phương có vẻ đang không vui, đang lo lắng…những cố che giấu khiến nhiều người không thể nhận ra.
10. Có khả năng tập trung cao độ
Việc nói ít đi, không trò chuyện phiếm nhiều khiến người hướng nội có khả năng tập trung tốt để suy nghĩ, giải quyết vấn đề. Khả năng tập trung cao và suy nghĩ tốt hơn khi một mình khiến những ý tưởng, nhận định, giải pháp của người hướng nội đưa ra thực sự chất lượng.
11. Thường hay mơ mộng
Ben trong con người hướng nội là một thế giới của những tưởng tượng phong phú. Họ có thể trầm tư trong thế giới của mình hàng giờ liền trước khi quay lại với cuộc sống thực tại.
12. Có khả năng lắng nghe
Nếu bạn được nhận xét là một người có khả năng lắng nghe hay bạn thường được bạn bè, người thân tìm đến chia sẻ những vấn đề cá nhân. Đó là một dấu hiệu của người hướng nội. Người lắng nghe hiệu quả thường ít nói, không nói nhiều vè bản thân, tập trung vào vấn đề của đối phương là không ngắt lời.
13. Không có nhiều bạn bè
Người hướng nội thường không có mối quan hệ xã hội rộng, những mối quen biết đối với họ không quan trọng về số lượng. Họ có thể có ít bạn bè nhưng đó lại là những người bạn rất thân, có nhiều điểm chung và chia sẻ mọi điều.
14. Mất nhiều thời gian để đưa ra quyết định
Đối với một người hướng nội, trước một vấn đề cần đưa ra quyết định họ phải suy nghĩ rất nhiều, cân nhắc đắn đo nhiều yếu tố, nhiều chi tiết. Ngay cả việc có nhận lời mời đi ăn tối với một người bạn khác giới cũng khiến họ tưởng tưởng ra đủ loại bối cảnh, sẽ làm gì, nói gì sau đó mới quyết định nhận lời.
15. Có một tâm hồn già dặn
Người hướng nội đa phần đều có nhận thức đúng sai , phải trái từ khi còn rất nhỏ. Việc thường xuyên quan tâm đến những vấn đề ý nghĩa, sâu sắc khiến họ dường như già dặn cả trong suy nghĩ và cách nói chuyện. Đó cũng là một đặc điểm nhận dạng người hướng nội.
Những lời đồn về người hướng nội có đúng không?
Người hướng nội nhút nhát
Hướng nội và nhút nhát không chung một khái niệm. Hướng nội là một dạng tính cách trong khi nhút nhát là cảm xúc nhất thời. Nhút nhát là khi một người thấy lúng túng, e ngại, không thoải mái trong một số tình huống giao tiếp xã hội. Cơ thể họ phản ứng khá mạnh mẽ khi ở trong hoàn cảnh khiến họ lo lắng. Ví dụ như người nhút nhát cảm thấy hồi hộp, đổ mồ hôi, tim đập nhanh, thậm chí đau quặn ruột khi ép bản thân phải tiếp xúc với người hoặc sự kiện xa lạ. Vì thế họ sẽ né tránh được các sự kiện xã hội hoặc tiệc tùng đó nếu như có thể.
Người hướng nội cũng không thích và muốn bỏ quan các sự kiện đó, nhưng vì họ cảm thấy giữa việc ở không gian riêng họ nhiều năng lượng và thoải mái hơn. Người hướng nội vẫn có thể đối diện với các cuộc tụ tập đông người một cách bình thường mà không gặp phải các phản ứng tiêu cực mạnh mẽ.
Bản thân người thuộc nhóm hướng nội ngược lại với suy nghĩ của mọi người là nhút nhát, họ tràn đầy tự tin và mạnh mẽ từ bên trong. Vì thế họ lựa chọn hành động theo suy nghĩ của mình nhiều hơn là quan tâm đến ánh nhìn của người khác.
Người hướng nội không thân thiện
Người hướng nội xung quanh bạn không phải là ít và ngay cả bạn đôi khi cũng cho là họ lạnh lùng, khó để làm quen. Tuy nhiên, thực tế là người hướng nội không liên quan đến sự thân thiện, họ vẫn thân thiện một cách lịch sự, vồ vập. Có thể bên trong vẻ ngoài không quá cởi mở, họ là một người luôn sẵn sàng tìm hiểu và có thể làm bạn với bạn, họ cũng đã rất thích bạn nhưng cách thể hiện ra bên ngoài chỉ có vậy mà thôi.
Người hướng nội cô đơn
Nếu bạn nghĩ người hướng nội thật đơn độc thông qua vẻ ngoài và cách họ thể hiện ra ngoài thì có lẽ bạn đã nhầm. Người hướng nội cho rằng việc một mình có một ý nghĩa quan trọng với họ, ngay cả khi họ đã có gia đình, có nhiều mối quan hệ bạn bè xung quanh. Người hướng nội vẫn cần một không gian nhỏ của riêng mình để suy nghĩ, khám phá và không khao khát người khác xâm nhập vào.
Người hướng nội không thể làm lãnh đạo
Những nhà lãnh đạo được biết đến là người của đám đông, điều khiển một nhóm làm việc với trách nhiệm lớn lao. Hình tượng những nhà lãnh đạo hướng ngoại thường chiếm đa số nhưng không có nghĩa là không có cơ hội cho người hướng nội.
Những nhà lãnh đạo hướng nội có những đặc điểm giúp việc lãnh đạo trở nên hiệu quả như khả năng lắng nghe, sự tập trung, phân tích và suy nghĩ sâu sắc giúp đưa ra các quyết định đúng đắn, chính xác.
Thực tế có không ít những nhà lãnh đạo vĩ đại trên thế giới được đánh giá là một người có xu hướng tính cách hướng nội, ví dụ: Bill Gates, Mark Zuckerberg, Elon Musk…
Vì vậy, quan điểm người hướng nội không thể làm lãnh đạo là sai lầm và có chăng, người lãnh đạo hướng nội cần trau dồi thêm một số kỹ năng từ người hướng ngoại để tăng hiệu quả lãnh đạo hơn.
Như vậy, bái viết đã chia sẻ với các bạn những dấu hiệu nhận biết người hướng nội rất chi tiết. Bên cạnh đó là một số hiểu lầm về người hướng nội thường gặp. Chúng sẽ rất hữu ích để bạn nhận ra xu hướng tính cách của bản thân hoặc người xung quanh để có được những mối quan hệ tốt đẹp. Hãy đón đọc những bài viết tiếp theo để khám phá nhiều hơn về chủ đề này bạn nhé!
Đọc thêm: