Có một câu nói rằng: Tâm trí giống như nước. Khi nó hỗn loạn, rất khó để ta nhìn thấu mọi thứ. Khi tâm tĩnh, mọi thứ trở nên rõ ràng. (Doanh nhân Prasad Mahes).
Sự bình tĩnh là một trạng thái tâm lý cần bằng cần thiết đối với bất cứ ai, trong bất cứ việc gì. Bình tĩnh mang lại cho bạn thành công trong công việc, mang lại những mối quan hệ tốt đẹp, cho tâm trí an yên, tích cực. Sau đây là cách giữ bình tĩnh trong mọi tình huống bạn nên tham khảo và áp dụng.
Mục lục
Bình tĩnh là gì và phản ứng thường gặp khi mất bình tĩnh?
Bình tĩnh là khi đối diện với những rắc rối, những chuyện xui rủi xảy đến bất ngờ thì một người vẫn cảm thấy bình thản và nhẹ nhàng, không phản ứng dữ dội, nóng nảy, cuống quýt.
Khi những sự việc bên ngoài xảy đến với bạn theo chiều hướng tiêu cực, chạm đến giới hạn chịu đựng và vượt qua mức độ tự kiểm soát. Não bộ sẽ sản sinh ra các loại hormone gây căng thẳng như Cortisol, Adrenaline, Norepinephrine khiến bạn mất đi lý trí, sáng suốt xử sự một cách cảm tính và bản năng,
Những phản ứng khi mất bình tĩnh có thể kể đến:
Tức giận: Phản ứng này thường gặp trong các tình huống khi bạn xảy ra xung đột, tranh luận đỉnh điểm với một hoặc nhiều người. Khi ý kiến của đối phương quá trái ngược với bạn và không thể tìm thấy điểm chung, khi bạn cảm thấy bị xúc phạm… Khi tức giận, cơ thể bạn dường như nóng lên, tim đập nhanh, nhịp thở dồn dập, đồng tử giãn và ra nhiều mồ hôi
Hoảng sợ: Hoảng sợ là một phản ứng khi bạn bị mất bình tĩnh, thường xảy đến khi bạn gặp phải tình huống nguy hiểm hoặc bị ám ảnh tâm lý như sợ độ cao, sợ đám đông, sợ máu….Sợ hãi mất kiểm soát có thể khiến cơ thể run rẩy, đau đầu, chóng mặt, tim đập nhanh, thở gấp, toát mồ hôi, đau ngực, ù tai…
Hành động theo bản năng: Khi mất bình tĩnh, bạn thường phản ứng theo bản năng vì theo não bộ, những phản ứng đó giúp bảo vệ bản thân bạn. Ví dụ khi cãi cọ, bạn có thể buông những lời làm tổn thương đối phương, khi gặp nguy hiểm bất ngờ, bạn thường bỏ chạy…
Nói chung, thường xuyên mất bình tĩnh khiến tâm lý bất ổn, ảnh hưởng đến sức khỏe. Đồng thời, mất bình tĩnh có thể đưa đến những hành động sai lầm, ảnh hưởng đến những mối quan hệ trong cuộc sống của bạn. Vì vậy, duy trì sự bình tĩnh trong mọi tình huống là điều cần thiết.
Sự bình tĩnh của một người có được có thể do tính cách được hình thành từ khi còn nhỏ, bạn được dạy dỗ về cách phản ứng với những sự kiện bên ngoài. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa rằng nếu bạn có cá tính nóng nảy, hay mất bình tĩnh thì không thể rèn luyện để trở nên bình tĩnh. Thậm chí, điều đó còn rất dễ để thực hiện, các mẹo nên áp dụng khi mất bình tĩnh bao gồm
Cách giữ bình bình trong mọi tình huống
Thở đúng cách
Thở có kỹ thuật là bí quyết số 1 để bình tĩnh trở lại khi nóng giận, hay hồi hộp, lo lắng. Khi mất bình tĩnh, hơi thở của bạn có xu hướng nhanh và nông, chúng gửi đến não thông điệp hãy chiến đấu hoặc bỏ chạy. Khi hít thở thật sâu và tĩnh tâm lại, những tín hiệu đó có thể bị phá vỡ.
Khi hít thở thật sâu, lượng oxy đi vào máu dồi dào hơn, giúp bạn phấn chấn và giảm bớt căng thẳng hơn.
Kỹ thuật thở sâu phổ biến là thở bụng, một loại điều chỉnh nhịp thở thường thấy trong các bài tập thiền, yoga…
Kỹ thuật thở bụng được thực hiện như sau: Bạn hãy chọn một nơi thoáng đãng, không khí trong lành, giàu oxy và thư giãn cơ thể.
- Bắt đầu hít sâu và cảm nhận luồng khí đi vào trong cơ thể tới khi thấy phần bụng căng phồng lên.
- Nhẹ nhàng thở và đẩy hết phần không khí ra ngoài tới khi phần bụng xẹp lại, lưu ý khi thở ra miệng mím chặt.
- Thực hiện lặp lại động tác thở này 10-15 lần, trong quá trình hít vào thở ra hãy sử dụng ý thức để cảm nhận hơi thở lan tỏa đến từng cơ quan trong cơ thể.
Bạn hãy thử và cảm nhận thay vì việc hít thở ngực với hơi thở nông và ngắn như mọi khi. Kỹ thuật thở này có tác dụng về lâu dài đối với sức khỏe, giúp bạn khỏe mạnh, tinh thần tập trung và ít khi cảm thấy lo lắng, bất an.
Thả lỏng cơ thể
Bạn có để ý rằng khi mất bình tĩnh bạn thường có phản ứng ảnh tay nắm chặt, nghiến răng và căng tức lồng ngực
Khi đó hãy thực hiện một số hành động ảnh như nói lỏng cà vạt hay quần áo. Bên cạnh việc hít thở thật sâu, hãy thả lỏng cơ bắp của bạn, điều đó giúp cho toàn cơ thể được thư giãn đôi chút. Hãy đảm bảo rằng bạn đang không bắt chéo chân và không nắm tay nhau. Những động tác massage nhẹ nhàng giúp máu huyết lưu thông và bình tĩnh trở lại.
Dành thời gian đặt câu hỏi
Khi mất bình tĩnh hãy xem mình có thể dừng lại một vài giây là tự đặt câu hỏi cho bản thân. Bạn có đang lo lắng vô căn cứ hay không? Điều tồi tệ nhất có thể xảy ra là gì ? Trước đây tôi đã từng như vậy hay chưa?
Sau khi tự trả lời các câu hỏi là lúc bạn cần điều chỉnh suy nghĩ của mình.Ví dụ như một người sợ độ cao cần phải đi qua một chiếc cầu dây. Chứng ám ảnh sợ độ cao khiến người đó hoảng sợ và mất bình tĩnh. Trước khi bước qua cầu bạn hãy đặt ra những câu hỏi như: Thay vì khẳng định rằng bạn không thể bước qua cây cầu đó hãy nghĩ rằng hàng ngày vẫn có những người đi qua cây cầu đó và chưa bao giờ nó bị đứt hay rơi xuống cả.
Hình dung bản thân khi bình tĩnh
Có một mẹo tâm tâm lý rất hay nếu như bạn đang có xu hướng mất bình tĩnh tức giận bọn nổi cơn thịnh nộ. Hãy dừng lại một chút và tưởng tượng bản thân mình trong hình tượng mất bình tĩnh đó. Sau đó so sánh với hình ảnh khi bạn giữ được bình tĩnh bạn trông dung như thế nào, điềm tĩnh như thế nào. Để dễ hình dung bạn hãy kết hợp kỹ thuật thở và nhắm mắt để tưởng tượng.
Chuyển hướng vấn đề
Trong một số tình huống, khi tranh luận trở nên gay gắt mà không hiệu quả, hãy rời khỏi chỗ ngồi, bước ra ngoài và hít thở để bình tĩnh lại. Bạn cũng có thể tảng lờ vấn đề và tập trung suy nghĩ sang mối quan tâm khác. Nghe nhạc là một cách hay ho để đánh lạc hướng và xoa dịu cơ thể và tâm trí bạn.
Hãy viết ra những gì bạn đang nghĩ
Nếu bạn quá tức giận hoặc lo lắng về một việc gì đó, hãy lấy nhật ký và viết ra suy nghĩ của bạn. Đó có thể là các câu viết không hoàn chỉnh và liền mạch nhưng đừng bận tâm. Viết giúp bạn loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực ra khỏi đầu.
Cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn
Khi cơ thể thiếu nước hoặc thiếu năng lượng sẽ dễ nảy sinh phản ứng cáu gắt, mệt mỏi, kết hợp với những yếu tố gây căng thẳng càng làm mức độ bình tĩnh của bạn bị suy giảm đi. Uống một cốc nước lớn hoặc dùng một chút đồ ăn nhẹ như bánh ngọt có thể giảm căng thẳng hiệu quả. Hãy thử cách này mỗi khi bạn đang ở trạng thái stress quá độ, hồi hộp hay lo âu.
Trò chuyện với một ai đó
Tâm sự với một người thật sự rất cần thiết mỗi khi bạn gặp phải tình huống làm bạn căng thẳng, mất bình tĩnh. Đối phương có thể lắng nghe bạn, hiểu bạn, cho bạn những lời khuyên hoặc kể về những trải nghiệm tương tự của họ. Điều đó giúp bạn có cảm giác được thấu hiểu và nguôi ngoai cơn giận dữ hoặc cảm giác lo lắng. Vì vậy, hãy tìm một người bạn thực sự có thể ở bên bạn những lúc như vậy.
Rèn luyện sự kiên nhẫn để giữ bình tĩnh trong mọi tình huống
Trên đây là những mẹo nhất thời có thể giúp bạn giải tỏa bớt căng thẳng, duy trì sự bình tĩnh. Hy vọng bạn có thể ghi nhớ và áp dụng chúng trong tình huống có thể bị mất bình tĩnh, Tuy nhiên, để thực hiện những điều này yêu cầu bạn khả năng sử dụng lý trí và kiềm chế mạnh mẽ, nó đôi khi sẽ khó khăn với một số người.
Sau đây là một số điều bạn có thể làm trong cuộc sống hàng ngày để trở nên kiên nhẫn hơn, ít khi xao động hoặc hoảng loạn, mất bình tĩnh. Tính kiên nhẫn khiến cơ thể bạn ít phát sinh những cảm xúc tiêu cực và phản ứng ra ngoài một cách điềm đạm mỗi khi gặp phải vấn đề như xung đột, hay biến cố lớn.
- Học cách xem xét nhìn nhận vấn đề ở nhiều khía cạnh, đặt bản thân vào góc độ của người khác để đánh giá.
- Biết lắng nghe một cách tập trung và tỉ mỉ. Khả năng nhìn nhận rộng và lắng nghe tập trung không chỉ giúp bạn dễ dàng thấu suốt mọi chuyện mà còn giúp bạn trở nên thông thái hơn.
- Câu cá: Câu cá là một hoạt động yêu thích của nhiều người để rèn luyện tính kiên trì và sự tịnh tâm. Nếu bạn quan tâm, hãy dành một vài buổi chiều cuối tuần để khám phá bộ môn này, nó có thể thay đổi tâm trạng và cách suy nghĩ của bạn rất nhiều đó.
- Dạo bộ, tập thể dục trong không gian thiên nhiên: Những hoạt động này giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, tăng cường lượng oxy đi vào cơ thể khiến trí tuệ minh mẫn và tinh thần thảnh thơi. Những muộn phiền, lắng lo hay chứng bệnh suy nghĩ nhiều, hồi hộp, tim đập nhanh sẽ giảm đi đáng kể nếu bạn chịu khó tập luyện nhẹ nhàng mỗi ngày.
- Yoga, thiền là những môn thể thao tuyệt vời chúng tôi khuyên bạn nên thử nếu muốn rèn luyện sự kiên nhẫn, tĩnh tâm. Sau một thời gian luyện tập, bạn sẽ cảm nhận bộ môn này thay đổi cuộc sống tinh thần của bạn như thế nào.
- Tiếp xúc với những nguồn năng lượng tích cực: Ở bên những người hai hước, thường xuyên xem phim hài, chơi với trẻ nhỏ, thú cưng… sẽ khiến bạn mỉm cười nhiều hơn. Năng lượng tích cực tràn ngập trong cơ thể sẽ xua đi những năng lượng xấu như bất an, lo lắng, căng thẳng…
- Rèn luyện khả năng chờ đợi: Việc xếp hàng dài khi đi siêu thị, đi mua đồ ăn… có thể đã khiến một số người mất bình tĩnh và phát cáu. Tuy nhiên, ở một góc độ khác, nếu bạn nhắc nhở bản thân kiên nhẫn chờ đợi, bạn thấy rằng nó cũng không quá lâu như bạn tưởng. Khi bạn không còn bồn chồn, sốt ruột mỗi khi gặp phải tình huống này, chắc hẳn tính nhẫn nại trong bạn đã đạt đến một trình độ nhất định rồi.
Như vậy, qua toàn bộ bài viết này, chúng tôi đã chia sẻ rất nhiều điều về cách để giữ bình tĩnh trong mọi tình huống. Hy vọng rằng bạn sẽ luôn giữ được sự bình tĩnh để nội tâm được an yên và nhận được sự yêu quý từ mọi người.